Gia sư dạy vẽ

Gia sư dạy vẽ tphcm

Gia sư dạy vẽ:

Hotline: 090 333 1985 - 09 87 87 0217

Thứ Tư, 18 tháng 6, 2014

Các yếu tố cấu thành tác phẩm Bố Cục



ĐT : 090 333 1985 - 09 87 87 0217  cô Mượt

ĐC: Số C7b/137 Phạm Hùng, Bình Hưng, Bình Chánh, TP.HCM
(Gần cầu Chánh Hưng Q8)

*** Nhận gia sư tin học tại các quận:
Q1, Q2, Q3, Q4, Q5, Q6, Q7, Q8, Q9, Q10, Q11, Q12,Tân Bình,Tân Phú, Bình Tân, Bình Chánh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Bình Thạnh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè, Bình Dương, Đồng Nai, Biên Hòa, Vũng tàu,..

Phần 2: Các yếu tố cấu thành tác phẩm Bố Cục

1-Cấu thành tác phẩm:
-Nội dung
-Ý tưởng
-Hình thức thể hiện
2-Đánh giá tác phẩm:
Đánh giá tác phẩm dự trên các yếu tố sau:
-Thông điệp thị giác --> nhận thức
-Công cụ biểu hiện tư tưởng --> nội dung truyền đạt
-Diễn đạt tình cảm, tâm trạng, văn hóa của chủ thể sáng tác

3-Nội dung biểu đạt:
Xét trên các quan hệ tạo hình :
-Hình ( chủ thể trong tranh )
-Nền
-Các quan hệ qua lại ( hình – nền , chính – phụ , nền – nền , …)
-Hình thức thể hiện ( sắc độ )



4-Cách tạo dựng ý tưởng cho tác phẩm _ Cách khai thác đề tài:
Từ đề tài đã được xác định
Bước 1: Thu hẹp đề tài
Bước 2: Định hướng khai thác ý
Bước 3: Khai thác hình ảnh
Các cách khai thác đề tài
+ Đặt giả thiết ***g ghép với thiên nhiên ( hiện tượng , cấu trúc, tín hiệu , hình ảnh, đặc điểm, hình dạng )
+ ***g ghép với văn hóa truyền thống ( truyền thuyết, giai thoại, lễ hội, bản sắc, phong tục, tập quán )
+ Đẩy về những hoạt động liên quan đến cuộc sống con người ( nếp ăn, sinh hoạt, thói quen, … )
Ví dụ : Để khai thác đề tài “ mùa xuân ” có rất nhiều hướng tiếp cận việc khai thác như từ các lễ hội, từ thiên nhiên ( dấu hiệu của sự sống, của sự nảy mầm, của hoa đào), từ con người với nhưng hoạt động đặc trưng cho một cái tết chẳng hạn.
Chú ý: Tên đề tài không nên chung , ko nên xa xôi, khó hiểu mà nên gần gũi, cô động : ví dụ như đề tài “mùa xuân” có thể đặt một cái tên cho bài như : “ khúc giao mùa “ , “ giai điệu đầu xuân “ …

5-Các phương pháp tiếp cận đề tài:
1-Bán trừu tượng : mô tả hiện thực nhưng được cách điệu
2-Đồng dao: cách điệu hình ảnh con người và nhưng sinh hoạt bình dị của thôn quê ( đã bao giờ bạn để ý 1 vùng quê , đã nghe vài điệu hát đồng dao : “Cái Bống” , “Nhảy lò cò” , “Tập đếm” …)
3-Trừu tượng : Không bắt chiếc, ko mô phỏng, chỉ dùng các quy luật của thị giác, quan hệ giữa các hình học cơ bản , các đường nét cơ bản, vận dụng tối đa ngữ nghĩa của chúng để gây liên tưởng mạnh.
4-Xắp đặt : Dùng các hình học cơ bản diễn tả bằng bằng cách xắp xếp dựa trên mối quan hệ giữa các hình, khoảng cách …
5-Lập thể : Đan xen nhiều góc độ, nhiều hướng nhìn khác nhau, tạo sự mới lạ và phong phú.

Chú ý :
-Riêng nhóm 1 và 2 ngòai việc lưu ý các quy luật tạo hình, thì còn có đề tài khai thác , nên việc chọn hình ảnh để cách điệu cũng như cách điệu rất quan trọng, ko thể vẽ 1 con người như 1 con ma, cũng ko thể vẽ con người như con người của mỹ thuật, chỉ bắt lấy hình thái, động thái, tính chất, đặc điểm, tỉ lệ mà giản lược về đường nét.

-Còn về nhóm 3 thì quan trọng là quy luật, sự tương tác giữa các hình, giữa đường nét và vẻ đẹp tự thân của riêng 1 hình hay của cả nhóm hình ( tổ hợp hình thể ) , cũng như cả sắc độ thể hiện. Trừu tượng ko có nghĩa là vẽ một hình tròn rồi nói nó là sự tòan vẹn , sự xum vầy , sự hòan thiện mà chỉ là bản thân hình tròn gây cảm giác tòan vẹn mà thôi, chứ nói ko phải là sự tòan vẹn, cũng như sự xum vầy phải được thể hiện bằng sự phản ánh của các hình thể được tổ hợp lại.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.

 

About Us

Gia sư uy tín

Copyright © 2014. Gia sư dạy vẽ - All Rights Reserved
Template Created by Templateure
Proudly powered by Blogger